fbpx

Bảo hộ lao động cho công nhân – quyền lợi không thể thiếu

Trong nền cộng nghiệp hiện đại hóa hiện nay, song song với những doanh nghiệp có những chính sách bảo hộ lao động cho nhân viên một cách chỉn chu thì bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp có biểu hiện chèn ép nhân viên, ăn chặn tiền lương, cố tình chậm đóng hay thậm chí có trường hợp đóng sai mức bảo hiểm hằng tháng cho công nhân, làm cho quyền lợi họ nhận được không xứng đáng với công sức bỏ ra.

Vậy chính xác thì Luật quy định cụ thể thế nào? Bảo hộ lao động là gì? Mục đích, ý nghĩa và tính chất của việc bảo hộ lao động là gì? Cần lưu ý những điều trong quy định và hợp đồng của bảo hộ lao động? Hãy cùng Luatlaodong.vn giải đáp những thắc mắc trên. 

Tiêu Chuẩn Bảo Hộ Lao Động, Nghĩa Vụ Và Quyền Lợi Của Công Nhân Viên
Để được tư vấn một cách nhanh chóng về lĩnh vực pháp luật lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7): 1900 6198

Bảo hộ lao động là gì?

Đây là thuật ngữ nhằm tổng hợp tất cả các hoạt động trên các khía cạnh, các mặt về tổ chức, hành chính, luật pháp, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm đáp ứng mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động.

Mục đích của công tác bảo hộ lao động? 

Mục đích của công tác này bao gồm:

  • Bảo đảm điều kiện môi trường làm việc an toàn, chỉn chu từ hình thức bên ngoài đến khâu vệ sinh, tạo thuận lợi cho con người khi thực hiện.
  • Tích cực ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy hại, gây nguy hiểm có thể phát sinh trong quá trình lao động.
  • Nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, tăng giá trị cho người lao động.
  • Bảo vệ và phát triển, làm tăng lượng dồi dào cho nguồn nhân lực.
  • Nhằm đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu cho người lao động.
  • Đóng góp vào công cuộc phát triển, tiến bộ về kinh tế – xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội và đất nước.

Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ cho con người trong các quá trình làm việc mà còn đem lại nguồn lợi ích to lớn về mặt chính trị, pháp lý và cả khoa học. Vậy công tác này có ý nghĩa như thế nào đối với ba điều trên? Hãy cùng Luatlaodong.vn đi vào tìm hiểu.

Bảo hộ lao động là gì? Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
Để được tư vấn một cách nhanh chóng về lĩnh vực pháp luật lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7): 1900 6198

Ý nghĩa về mặt chính trị:

  • Quan điểm của Đảng, Nhà nước
  • Củng cổ, thúc đẩy về lực lượng sản xuất cũng như sự phát triển về quan hệ sản xuất.
  • Chăm lo, quan tâm sâu sắc đến tính mạng, sức khỏe và an toàn của người lao động.
  • Xây dựng đội ngũ lao động mạnh mẽ cả về số lượng lẫn thể chất.

Ý nghĩa về mặt pháp lý:

  • Là chủ trương của Đảng, Nhà nước.
  • Các biện pháp trong công tác này được thông qua một cách nghiêm ngặt về quy định, thông tư, nghị định,…
  • Sử dụng biện pháp mang tính bắt buộc với sử dụng lao động và người lao động.

Ý nghĩa về mặt khoa học:

  • Là một hoạt động khoa học.
  • Góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cho môi trường xanh – sạch – đẹp.
  • Áp dụng tốt các biện pháp về mặt khoa  học – kỹ thuật, triệt để tối đa giảm thiểu các nguy hại trong môi trường lao động.
  • Đối tượng hướng đến là người làm – người sử dụng lao động và môi trường lao động.
  • Tích cực tổ chức công tác tuyên truyền, hoạt động tập thể.
  • Ngoài người lao động, người sử dụng lao động cũng đều phải có trách nhiệm tham gia thực hiện nghiêm chỉnh vào công tác bảo hộ lao động.

Tính chất công tác bảo hộ lao động

Bên cạnh ba khía cạnh chính về ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. Về mặt tính chất cũng có ba điều cơ bản then chốt, hỗ trợ tác động qua lại và có liên quan mật thiết đến nhau. Trong đó bao gồm tính pháp lý, tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng.

Mục Đích, Ý Nghĩa Và Tính Chất Của Công Tác Bảo Hộ Lao Động – Bảo Hộ Lao Động Sài Gòn
Để được tư vấn một cách nhanh chóng về lĩnh vực pháp luật lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7): 1900 6198

Tính chất pháp lý:

Mọi người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia và thực hiện nghiêm túc những nội dung mang tính chất pháp lý. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người lao động cũng như mọi cơ sở kinh tế. Những quy định và nội dung này được thể chế hóa bởi luật pháp của Nhà nước.

Tính chất khoa học – kỹ thuật:

Nhằm ngăn ngừa, loại trừ và giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy hiểm, độc hại bên cạnh phòng và chống các tai nạn khác cũng như các bệnh nghề nghiệp phát sinh… xuất phát từ các cơ sở của Khoa học – Kỹ thuật.

Để đánh giá được một cách tổng quát về sự tác động của các yếu tố gây ảnh hưởng nguy hại đến con người, nhất là đối với các đối tượng là người lao động cũng như người sử dụng lao động, các hoạt động Khoa học Kỹ thuật đã đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng về mặt an toàn, đảm bảo về phương án chống ô nhiễm. Việc đưa vào triển khai và tận dụng hợp lý các thành tựu khoa học kỹ thuật mới ngày càng được phổ biến rộng rãi trong công tác bảo hộ hiện nay.

(i) Bắt buộc phải có những hiểu biết về tác dụng và tính chất của các tia phóng xạ trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia Gamma.

(ii) Ngoài ra, phải xem xét kỹ lưỡng đến những vấn đề như tốc độ nâng chuyển, điều khiển nguồn điện, sự cân bằng của cần cẩu,… mà không thể chỉ gói gọn trong hiểu biết về sức bền vật liệu, cơ học trong nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục.

(iii) Bên cạnh những hiểu biết về kỹ thuật thông gió, kỹ thuật chiếu sáng, tự động hóa, cơ khí hóa, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp: Còn cần phải có những kiến thức về xã hội học – tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp… nếu muốn làm điều kiện lao động trở nên thoải mái hơn, giảm mức độ cực nhọc và loại trừ tai nạn lao động trong sản xuất vĩnh viễn… Do vậy, công tác này mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp.

Tính chất quần chúng:

Những người tham giao vào công tác bảo hộ lao động, người lao động và người sử dụng lao động, trước tiên để bảo vệ mình và sau đó bảo vệ người khác, tất cả mọi người là đều đối tượng trực tiếp góp phần vào bảo đảm về mặt an toàn, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà trong toàn xã hội.

Có thể nói, ba tính chất trên là những nền tảng cơ bản góp phần định hướng, xây dựng và triển khai nên công tác bảo hộ lao động.

Quy định về bảo hộ lao động

Những quy định về bảo hộ lao động đã được quy định rõ ràng tại Điều 58 và Điều 100 trong bộ quy định về công tác bảo hộ lao động.

–  Tất cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc thực hiện tốt những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ an toàn tuyệt đối.

–  Người lao động và người sử dụng lao động cần được đảm bảo làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn mọi lúc và nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho họ.

bảo hộ lao động
Để được tư vấn một cách nhanh chóng về lĩnh vực pháp luật lao động, vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7): 1900 6198

– Người lao động có nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền lợi của mình, đồng thời thực hiện nghiêm túc những quy định về an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình làm việc.

– Đồng thời, người sử dụng lao động có nghĩa vụ, trách nhiệm về việc đảm bảo và không ngừng nâng cao những điều kiện về vệ sinh và an toàn trong môi trường làm việc.

Hợp đồng bảo hộ lao động là gì?

Hợp đồng bảo hộ lao động là sự đồng ý, thoả thuận giữa người sử dụng và người lao động về việc đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh, các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động, đồng thời còn giải quyết hậu quả do tai nạn trong công tác thực hiện, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với người lao động.

Khi thỏa thuận hợp đồng, tất cả đều cần tuân thủ chặt chẽ các chế độ bảo hộ lao động mà pháp luật quy định. Chế độ này là tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy định các điều kiện bảo đảm về an toàn, tính bắt buộc về vệ sinh lao động, biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra ảnh hưởng. Theo quy định hiện hành, chế độ bảo hộ lao động được thể hiện qua các quy định về an toàn và vệ sinh lao động.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác, nhà nước thống nhất chặt chẽ việc quản lý các hoạt động bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, việc thực hiện còn phải tuân thủ nguyên tắc một cách nghiêm ngặt, toàn diện và đồng bộ. Mặt khác, thực hiện bảo hộ lao động là nghĩa vụ và trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động.

Các quy định mang tính chất bắt buộc, để giảm thiểu tối đa các tai nạn, nguy hại không đáng có từ việc không tuân thủ nghiêm túc về các quy định an toàn, vệ sinh lao động.

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH HÀNG LUÔN THỊNH VƯỢNG VÀ PHÁT ĐẠT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *